Dây nóng dây nguội là gì?
Ở Việt Nam, điện 3 pha bao gồm 3 dây pha và 1 dây trung tính, còn điện 1 pha dùng trong các hộ gia đình gồm 1 dây pha và 1 dây trung tính.
Dây pha hay còn được gọi là dây nóng, mang dòng điện xoay chiều. Hiệu điện thế sẽ có sự biến đổi tùy từng quốc gia, tùy tiêu chuẩn. Một số trường hợp, 2 dây chính đều là dây nóng, có thể từ 2 pha của đường cung cấp 3 pha, hoặc lấy từ biến thế một pha. Tuy nhiên, ở một số ổ điện mà đặc biệt là ổ chỉ có 2 lỗ thì không có sự phân biệt chân nóng và chân mát.
Dây trung tính thường được gọi là dây mát, dây nguội của nguồn điện. Xét về mặt lý thuyết dây trung tính có cùng điện thế với đất và không gây giật điện như dây nóng. Vậy dây mát dùng để làm gì? Chúng có nhiệm vụ chính là giúp cân pha trong mạch điện 3 pha hay giúp kín mạch nếu là dòng điện 1 pha.
Dây nguội có giật không? Trên thực tế, chúng ta vẫn nên thận trọng với dây này và xem chúng như dây nóng. Dây mát có thể có điện thế khác đất và gây điện giật, khi việc truyền tải điện không cân pha điện áp trên dây mát bằng 5% điện áp trên dây nóng.
Dây nóng màu gì? Dây nguội màu gì?
Theo tiêu chuẩn IEC và tiêu chuẩn Việt Nam, dây nguội hay dây nóng màu gì sẽ được quy ước như sau:
– Đối với dòng điện 1 pha:
+ Dây nóng có màu đỏ
+ Dây trung tính màu đen/xanh/trắng,…
– Đối với dòng điện 3 pha:
+ Pha A: màu đỏ
+ Pha B: màu trắng
+ Pha C: màu xanh dương
+ Dây trung tính: màu đen
+ Dây nối đất: màu xanh lá sọc vàng
Thông thường có 2 cách để xác định dây nóng và dây nguội đó là cách xác định dây nóng dây nguội bằng bút thử điện hay nhận biết thông qua kích thước dây.
Nếu dùng bút thử điện khi thử dây pha bút thử điện sẽ sáng, còn nếu thử dây trung tính thì bút thử điện sẽ không sáng. Nguyên nhân là vì giữa dây pha với con người có điện áp khoảng 220V, còn dây trung tính chỉ là 0V hoặc rất thấp.
Mặt khác, bạn còn có thể nhận biết dây trung tính thông qua kích thước của dây so với dây pha. Theo quan sát, dây trung tính thường có tiết diện nhỏ hơn dây pha. Điều này có thể kiểm chứng dễ dàng thông qua mạng điện hạ thế tại các địa phương.
Trên đây là cách xác định dây nóng dây nguội trong dòng điện mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang phân vân về những vấn đề khác hãy tìm hiểu thêm các bài viết khác của chúng tôi để có thể giải đáp thắc mắc cho bản thân mình nhé!